Điều kiện và quy trình thành lập doanh nghiệp xã hội mới nhất 2022

Thành lập doanh nghiệp xã hội

Doanh nghiệp xã hội là một tổ chức có hoạt động kinh doanh nhằm thực hiện các mục tiêu mang tính xã hội, lợi nhuận thu được sẽ sử dụng để tái đầu tư cho mục tiêu đó hoặc cho cộng đồng, thay vì tối đa hóa cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.  Hãy tìm hiểu về các điều kiện và quy trình để thành lập doanh nghiệp xã hội cùng FADI nhé!

Điều kiện để các đơn vị thành lập doanh nghiệp xã hội

Khi tiến hành thành lập doanh nghiệp xã hội, các đơn vị cần lưu ý đến các điều kiện như:

Điều kiện của chủ thể thành lập doanh nghiệp

Tất cả các tổ chức, cá nhân cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Là tổ chức có tư cách pháp nhân
  • Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực về hành vi dân sự
  • Không thuộc vào trường hợp các tổ chức, cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo đúng quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp năm 2020.

Điều kiện về mục tiêu, sứ mệnh và lợi nhuận đối với xã hội

  • Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp cần phải nhằm giải quyết các vấn đề môi trường, xã hội và các lợi ích của cộng đồng.
  • Doanh nghiệp phải đảm bảo sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm để thực hiện tái đầu tư, phục vụ giải quyết các vấn đề an sinh xã hội và môi trường.

Điều kiện về vốn điều lệ

  • Tùy theo ngành nghề và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, có thể đăng ký mức vốn điều lệ phù hợp với khả năng tài chính của đơn vị.
  • Doanh nghiệp cần phải đảm bảo góp vốn đầy đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn là 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 
  • Trong trường hợp sau 90 ngày kể từ thời điểm cam kết góp vốn, nếu không đủ số vốn thực góp, doanh nghiệp sẽ phải tiến hành thủ tục giảm vốn điều lệ.
Thành lập doanh nghiệp xã hội
Doanh nghiệp cần đảm bảo được vốn điều lệ

Điều kiện về các ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Doanh nghiệp được quyền có thể đăng ký kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm, nhưng các ngành nghề đó phải nằm trong hệ thống mã ngành kinh tế của Việt Nam.

Điều kiện về tên đăng ký của doanh nghiệp xã hội

Theo Điều 37 của Luật doanh nghiệp 2020, tên của doanh nghiệp xã hội phải đảm bảo hai thành tố sau: Loại hình doanh nghiệp và tên riêng

  • Có thể bổ sung cụm từ “xã hội” vào tên của doanh nghiệp. Ví dụ: Công Ty TNHH Doanh Nghiệp Xã Hội Hoàng Ngân.
  • Tên doanh nghiệp cần phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Tên của doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và các ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
  • Không thuộc vào các trường hợp bị cấm theo quy định tại Điều 38- Luật doanh nghiệp 2020.

Điều kiện về trụ sở chính

  • Trụ sở chính của doanh nghiệp phải được đặt trên lãnh thổ của Việt Nam, là địa chỉ để liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; phải có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
  • Không đặt trụ sở của doanh nghiệp tại địa chỉ là căn hộ chung cư (trừ các căn hộ chung cư có chức năng thương mại) hoặc nhà tập thể.
Thành lập doanh nghiệp xã hội
Khi đăng ký thành lập, các đơn vị cần đảm bảo các điều kiện đúng theo quy định

Quy trình để thành lập doanh nghiệp xã hội

Để thành lập doanh nghiệp xã hội, chúng ta sẽ phải thực hiện theo các quy trình:

Chuẩn bị hồ sơ

Thành phần hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo Điều 21 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về Đăng Ký Doanh Nghiệp bao gồm:

  • Giấy tờ đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp xã hội.
  • Bản sao hợp lệ giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền và văn bản ủy quyền.

Nộp hồ sơ

Doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ bằng một trong hai phương thức:

  • Nộp tại Bộ phận một cửa của Phòng ĐKKD thuộc Sở KH&ĐT (Phòng ĐKKD) của tỉnh/ thành phố nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.
  • Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin Quốc gia về ĐKDN theo địa chỉ là: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/.

Giải quyết hồ sơ

Trong thời hạn là 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của doanh nghiệp. Phòng ĐKKD sẽ hoàn tất xong kết quả giải quyết và chuyển cho Bộ phận một cửa Phòng ĐKKD để trả kết quả.

Trong trường hợp quá thời hạn mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Người thành lập doanh nghiệp có quyền khiếu nại đúng theo quy định (khoản 2, 3 Điều 33 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).

Nhận kết quả.

Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp xã hội. Cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp vừa đăng ký trên cơ sở dữ liệu quốc gia về ĐKDN.

Thành lập doanh nghiệp xã hội
Thủ tục thành lập của doanh nghiệp xã hội cần thực hiện đúng theo quy trình

FADI – Đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói chuyên nghiệp

Với hơn hàng nghìn hồ sơ đã được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ trong hơn 10 năm hoạt động vừa qua. FADI tin rằng mình có thể phục vụ rất tốt trong việc soạn thảo hồ sơ thủ tục thành lập doanh nghiệp, công ty. Chúng tôi luôn hỗ trợ tư vấn tận tình mọi thắc mắc của quý khách hàng.

Chúng tôi hiểu, nắm bắt và khắc phục rất nhanh những lỗi cơ bản hay mắc phải khi tiến hành chuẩn bị hồ sơ. Quý doanh nghiệp sẽ nhanh chóng nhận được kết quả đăng ký và tiết kiệm được nhiều chi phí, thời gian.

Mọi thắc mắc muốn được tư vấn quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ tới phòng tư vấn và chăm sóc khách hàng của FADI theo số hotline: 0867 621 662 để được hỗ trợ kịp thời (Miễn phí).

Thành lập doanh nghiệp xã hội
FADI – Đơn vị tư vấn uy tín và chuyên nghiệp

Lời kết

Hiện nay, có rất nhiều công ty về dịch vụ tư vấn thành lập công ty doanh nghiệp. Để có thể thành lập doanh nghiệp xã hội nhanh chóng và tiết kiệm chi phí, đừng quên lựa chọn FADI, chúng tôi cam kết sẽ mang đến những dịch vụ chất lượng và giá thành hợp lý nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *